Thủ tục cúng động thổ xây nhà đúng cách ( P2)
Chuẩn bị thư mời và xác nhận khách tham dự
- Chuẩn bị thư mời và gửi thư đến khách tham dự là hành động rất quan trọng trước khi làm lễ động thổ cho một công trình. Tính chất của buổi lễ cũng chính là để công bố với quan khách về sự tồn tại và ý nghĩa của công trình mới. Nếu như những khách mời quan trọng lại vắng mặt, vậy thì ý nghĩa của buổi lễ xem như đã giảm bớt đi rất nhiều.
- Chính vì vậy, khi đã gửi thư mời cho quan khách thì nên cố gắng tìm cách xác nhận xem họ có thể tham dự buổi lễ động thổ hay không. Một phương thức tương đối phổ biến hiện nay là có thể gửi thư mời đến quan khách ít nhất một tuần và sau đó gọi điện hoặc gửi email để xác nhận việc có tham dự của họ.
Chuẩn bị bài phát biểu trong lễ động thổ
- Một bài phát biểu trong Lễ động thổ phù hợp nhất nên diễn ra trong khoảng thời gian từ 15-30 phút. Chủ công trình nên tránh dành quá nhiều thời gian cho bài phát biểu của mình bởi rất dễ gây ra sự nhàm chán và mất đi hứng thú của khách mời.
- Để khách không cảm thấy nhàm chán, có thể xem xét thêm vào buổi lễ những tiết mục nghệ thuật giải trí. Đối với những dự án nhà đất quan trọng, chủ công trình nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để dành cho khách hàng có thể trình bày những thắc mắc và giải đáp chúng. Tạo nên những dấu ấn tốt trong cảm nhận của khách hàng ngay từ buổi lễ khởi công xây dựng sẽ rất có ích cho việc kinh doanh của bạn sau này.
=>>> Thủ tục cúng động thổ xây nhà đúng cách ( P1)
Tham khảo bài văn khấn, bài cúng động thổ làm nhà mới
- Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà, trước khi tiến hành lễ động thổ. Thì bạn nên chuẩn bị cho khâu tiếp theo đó chính là nội dung văn khấn, bài cúng động thổ xây nhà sẽ sử dụng cho nghi thức khấn bái ở buổi lễ.
Mâm lễ vật cúng động thổ xây nhà gồm những gì?
Khi chuẩn bị sắm sửa cho lễ động thổ khởi công nhà ở, dự án công trình mới,… thì mâm lễ động thổ cần chuẩn bị những vật phẩm sau:
- Một con gà
- Một đĩa muối
- Một bát gạo
- Một bát nước
- Năm cái oản đỏ
- Năm lễ vàng tiền
- Một đĩa muối gạo
- Một đinh vàng hoa
- Nửa lít rượu trắng
- Bao thuốc, lạng chè
- Chín bông hoa hồng đỏ
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
- Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước
- Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm
- Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
- Một bộ tam sên bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc
- Năm quả tròn (ngũ quả cúng động thổ sẽ có 5 loại trái cây khác nhau tùy thuộc vào tín ngưỡng vùng miền)
5 loại trái cây sử dụng trong mâm lễ động thổ mang ý nghĩa hoàn chỉnh nhất:
- Chuối (Đông Phương): Đại diện cho hành Mộc – Có ý nghĩa cầu mong sự vững vàng và ổn định.
- Bưởi (Trung Phương): Đại diện cho hành Kim – Hình tượng đại diện cho sự sung túc, vàng bạc, của cải hoàng kim.
- Hồng đỏ (Nam Phương): Đại diện cho hành Hỏa – Cầu mong mọi sự may mắn trong công việc làm ăn.
- Lê trắng (Tây Phương): Đại diện cho hành Thủy – Mong muốn mọi điều đều được hanh thông và thuận lợi.
- Mận tím, hồng xiêm hoặc các loại quả có màu sậm (Bắc Phương): Đại diện cho hành Thổ – Tượng trưng cho sự tương sinh và phát triển
Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà hoàn chỉnh
Những quy định cần tuân thủ trong lễ động thổ
Khi bắt đầu mọi sự liên quan tới xây cất, sửa sang tức là động thổ thì cần tuân thủ theo những quy định như sau:
- Chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần,…)
- Tránh ngày xấu (ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…)
- Chọn giờ Hoàng Đạo để tiến hành lễ động thổ.
- Đọc bài cúng lễ động thổ xây nhà để xin cho các hành động xây cất trên mảnh đất đó.
Thủ tục cúng lễ động thổ xây nhà
Bước 1: Chọn ngày giờ tháng tốt khởi côngTrong một buổi lễ động thổ thì việc xác định ngày giờ tháng tốt là hết sức quan trọng. Hành động này không chỉ quyết định đến sự bình an, thuận lợi sau này của ngôi nhà mới, mà còn ảnh hưởng đến đường tài vận trong tương lai của bất động sản sắp khởi công.
Theo tử vi, ngày – tháng – năm – giờ tốt được xác định dựa trên yếu tố hợp với tuổi của gia chủ, hoặc người đại diện cho công trình thi công xây dựng, hoặc nếu không hợp thì cần mượn tuổi của người hợp tuổi.
Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ Sau khi đã ấn định được ngày, giờ tốt, gia chủ hoặc chủ công trình tiến hành sắm lễ động thổ làm nhà mới và chuẩn bị lễ vật cúng động thổ trước khi khởi công xây dựng. Lễ vật sẽ được bày biện trên một cái mâm nhỏ.
Nếu hình thức lễ động thổ là để cúng khởi công cho công trình, dự án xây dựng nhà máy, dự án nhà xưởng thì thực hiện dọn dẹp mặt bằng trước rồi mới đặt mâm lễ cúng động thổ trên một cái bàn ở giữa khu đất đào móng.
Sau đó, gia chủ sửa soạn chỉnh tề trang phục quần áo, tiến hành thắp đèn nhanh rồi khấn vái bốn phương, tám hướng. Tiếp theo quay mặt hướng vào bàn mâm lễ để tiếp tục khấn vái.
Bước 3: Cúng lễ cúng khởi công xây nhàThủ tục cúng lễ cúng động thổ xây nhà là rất quan trọng. Do vậy mà cách cúng động thổ xây nhà cũng rất khác nhau được quy định tùy thuộc vào tín ngưỡng từng địa phương, từng gia đình cũng như phụ thuộc vào sự cân nhắc của thầy phong thủy.
Gia chủ tiến hành khấn bài cúng lễ động thổ làm nhà mới. Sau khi hoàn tất thủ tục cúng khấn xong, đợi đến khi hương đã sắp tàn hết thì gia chủ tiếp tục đốt giấy tờ, hóa vàng mã và rải muối gạo. Khi đã rải xong muối gạo thì thực hiện động thổ bằng cách dùng cuốc cuốc mấy nhát vào chỗ có ý định đào móng.
- Riêng với 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước thì gia chủ hãy cất giữ lại cho kỹ để khi sử dụng trong thời điểm nhập trạch, đem chúng để ở nơi thờ cúng Táo Quân.
- Với những người thi công: Những người đại diện cho đơn vị thi công cũng cần phải thắp hương khấn vái sau khi gia chủ hoàn tất thủ tục cúng lễ động thổ. Ngoài ra còn khấn thêm ông tổ nghề với mong muốn mọi hoạt động bất động sản tương lai đều được phù hộ diễn ra suôn sẻ
- Đối người mượn tuổi làm nhà: Người mượn tuổi làm nhà cũng cần có mâm lễ vật và thực hiện các bước dâng hương, cúng vái đầy đủ theo như hướng dẫn trên. Tuy nhiên có một yêu cầu là trước đó chủ nhà phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi này bằng 100.000 đồng và có giấy tờ làm chứng do chủ nhà giữ.
- Lưu ý: Khi cúng lễ động thổ trong trường hợp này, người chủ đất phải đi ra khỏi phạm vi xây dựng nhà mới ít nhất là 50m, đợi đến khi mọi thủ tục khởi công động thổ hoàn tất thì mới trở về. Nếu như sau này tiếp tục xây dựng thêm nhà cao tầng, đổ mái lên tầng thì vẫn mượn chính người đó tới dâng hương, cúng bái và gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.
- Đặc biệt ở thời điểm nhập trạch, người mượn tuổi hoàn tất mọi thủ tục dâng hương và khấn thành lời bàn giao lại nhà mới cho gia chủ. Khi đó, gia chủ thực hiện mua lại nhà mệnh giá 100.000 đồng có giấy tờ và tiến hành cúng bái, làm lễ theo phần nhập trạch.
- Làm nhà được xem là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người. Với hy vọng mọi thành viên trong gia đình đều được sống mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, mọi sự thuận lợi cát tường thì trước khi khởi công làm nhà nhất thiết phải tổ chức cúng lễ động thổ, vừa là để làm theo tín ngưỡng truyền thống vừa là để tuân thủ một số quy định quan trọng về mặt phong thủy.
- Lễ cúng động thổ cần phải được chú trọng toàn diện về mọi mặt, tránh mọi tình huống sai sót để cầu mong các vị thần linh có thể phù hộ cho cuộc sống và con đường làm ăn sau này.