Hiện nay các công trình xây dựng sử dụng rất nhiều biện pháp chống thấm để bảo vệ kết cấu trước sự xâm nhập trước nhiều nguồn ẩm khác nhau. Giải pháp sử dụng sơn chống thấm ngược đã và đang được sử dụng rộng rãi bởi những tính năng vượt trội và khả năng chống thấm tối ưu.
Chống thấm ngược là gì?
Chống thấm ngược là thi công chống thấm ở mặt trong kết cấu, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm. Đây là phương pháp chống thấm thường được sử dụng để chống lại hiện tượng mao dẫn xảy ra bên trong kết cấu công trình.
Ví dụ tường nhà có 2 mặt trong và ngoài. Do mặt ngoài tường tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm như nước mưa nên cần thi công chống thấm thuận. Còn phía mặt trong tường khi thực hiện chống thấm thêm một lần nữa để tránh hiện tượng mao dẫn nước thì gọi là chống thấm ngược.
Tóm lại, chống thấm ngược tức là phương pháp chống thấm ngược hướng với nguồn gây thấm, mang đến lớp bảo vệ tối ưu.
Vì sao cần phải thi công chống thấm ngược?
Trong những trường hợp không thể áp dụng phương pháp chống thấm thuận thì chống thấm ngược sẽ là biện pháp tối ưu. Cụ thể, những trường hợp sau cần thi công chống thấm thuận:
Khi không gian 2 nhà liền kề nhau, khoảng cách giữa khe tường quá hẹp để sử dụng phương pháp chống thấm thuận thì phải sử dụng chống thấm ngược.
Trường hợp 2 nhà chung tường nhưng không thể thực hiện chống thấm thuận từ nhà bên kia thì sẽ phải sử dụng chống thấm ngược cho tường bên mình.
Các công trình như tầng hầm, bể chứa nước nên được sử dụng phương pháp chống thấm ngược ngay từ đầu vì đây là nơi thường bị nguồn thấm xâm nhập vào kết cấu.
Hoặc trường hợp ngay từ đầu đã không sử dụng phương pháp chống thấm thuận gây ra tình trạng vỡ kết cấu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình thì cần phải khắc phục bằng phương pháp chống thấm ngược.
Phương pháp chống thấm ngược hiệu quả
Khi xảy ra hiện tượng kết cấu tường bị phá dỡ do nguồn thấm xâm nhập, nhiều người nghĩ chỉ cần đục bỏ lớp vữa cũ, trát lại lớp mới thì kết cấu sẽ bình thường trở lại. Nhưng đó là hiểu lầm khá tai hại và không thể xử lý triệt để chống thấm bởi:
Lớp vữa ở vị trí bình thường đã được trộn theo tỉ lệ cát, xi măng theo tiêu chuẩn nhất định. Lớp vữa mới có thể không đạt đúng tỷ lệ của lớp cũ cũng như chưa đạt độ ổn định, gây ra hiện tượng rời rạc, kết cấu tường lại dễ bị phá vỡ hơn.
Xi măng có cấu trúc phân tử rỗng, tính thấm, tính khuếch tán… giúp hàn gắn, tuy nhiên xi măng không dùng để chống thấm được do không có độ đàn hồi, khi nhiệt độ thay đổi sẽ rất dễ bị rạn nứt. Nếu xử lý bằng biện pháp trát thêm xi măng vào vị trí bị thấm sẽ dễ gây nứt, khiến cho việc khắc phục sự cố không được lâu dài và hiện tượng thấm sớm trở lại.
Để chống thấm ngược có hiệu quả tối ưu và được lâu dài với thời gian, bạn nên lưu ý những điều sau:
Nên chống thấm ngược ngay từ đầu kết hợp với chống thấm thuận: Việc xử lý tường khi đã bị thấm là rất phức tạp, tốn thời gian và công sức. Chi phí chống thấm ban đầu cho công trình có thể hơi cao nhưng so với chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố do nguồn thấm thì lại ít hơn rất nhiều.
Làm bề mặt tường sạch - khô - ổn định trước khi chống thấm: Nên đục bỏ lớp vữa cũ đã hư hại, sau đó trát lại, đợi ổn định rồi làm sạch bề mặt thêm lần nữa sau đó mới tiến hành dùng sơn chống thấm.
Sơn chống thấm tường Lumar Watershield
Sơn chống thấm tường Lumar Watershield là dòng sơn chống thấm cao cấp được tổng hợp từ nhựa gốc Acrylic , bột khoáng , chất phụ gia và nước chống thấm hiệu quả cho nội thất cũng như ngoại thất, giữ được vẻ đẹp của căn nhà theo thời gian. Sơn chống thấm Lumar Watershield với tính năng nổi bật siêu Việt :
• Bám dính cực kỳ tốt với bê tông và vữa xi măng.
• Độ bền rất cao.
• Chịu mài mòn, chịu va đập.
• Kháng kiềm tốt, khả năng chịu muối tốt.
• Có thể được ngâm ngập trong nước
• Khô nhanh, dễ thi công.
• Dễ hòa trộn, ít sai sót khi thi công.
• Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các kim loại nặng, đặc biệt là an toàn cho người thi công.
Hướng dẫn thi công sơn chống thấm Watershield :
Chuẩn bị bề mặt :
• Bề mặt vữa xi măng, bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa.
• Đối với vách đứng cần để kết cấu vữa xi măng, bê tông ổn định (tối thiểu 12 ngày), đối với mặt sàn nằm ngang (tối thiểu 21 ngày). Sau đó mới tiến hành thi công chống thấm LUMAR CT-11A
• Để đảm bảo cho CT-11A bám dính tốt, cần làm ẩm bề mặt trước khi thi công.
Dụng cụ: Máy khuấy tay, rulô, chổi cọ.
Thi công :
• Pha trộn xi măng theo tỉ lệ : 1kg CT-11A + 1kg xi măng + 0.5 lít nước khuấy thật kỹ (nên sử dụng máy trộn) cho đến khi toàn bộ thành phần đã trở nên đồng nhất.
• Bước 1: Pha xi măng với nước trước cho thật điều, sau đó mới cho CT-11A vào và khoáy lại thật kỹ.
• Bước 2: Thi công 2-3 lớp hỗn hợp chống thấm trên, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để lớp chống thấm cuối cùng khô tối thiểu 4 ngày rồi mới thi công các bước tiếp theo.
Thời gian khô: Khô bề mặt: 4 – 6 giờ. Đạt độ cứng tuyệt đối sau 7 ngày.
Bảo quản: Đậy kín nắp, tránh tiếp xúc với không khí. Lưu trữ nơi khô ráo.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn các dòng sơn tường chống thấm cho gia đình bạn nhé !
xem thêm bài viết liên quan :
Nên sử dụng sơn bóng nội thất không?
Bí quyết tự sơn nhà cũ đẹp như mới đơn giản dễ dàng