Sơn nhà chất lượng - Cách nhận biết sơn chất lượng tốt
Sơn nhà được xem như là bước thi công cuối cùng của việc xây dựng 1 căn nhà, vì vậy việc tìm hiểu kỹ loại sơn phù hợp cho căn nhà từ màu sắc, loại sơn cho đến thương hiệu sơn là điều vô cùng cần thiết.
Khi ra cửa hàng để xem sơn, bạn cần quan tâm tới nắp đậy của thùng sơn có dấu hiệu đã bị cạy mở chưa, tem mác chống hàng giả có còn không, và ngày sản xuất của thùng sơn đó là mới hay cũ ( thông thường thùng sơn sẽ có giới hạn lưu kho là 24 tháng kể từ ngày sản xuất ).Hiện nay các hãng sơn đều in trực tiếp mã màu lên thùng sơn, còn màu sơn thì bạn có thể chọn lựa trên quạt màu từ đại lý hoặc nhà phân phối sơn .Hiện tại các hãng sơn đều có sơn bóng chống nóng, khi bạn chọn được loại sơn bóng cao cấp thì ngoài việc trang trí ra nó cũng có tác dụng chống nóng rất hiệu quả. Với mùa hè oi bức 37 - 40 độ C thì việc giảm được 4 - 5 độ C là việc thật sự rất hữu ích.
Đối với sơn trong nhà thì tùy từng mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn lựa sơn bóng hay sơn mịn để sử dụng. Sơn bóng nội thất sẽ cho bạn một bề mặt bóng sáng và bạn có thể lau chùi thoải mái khi tường bị vết mực hay dở bẩn, đối với sơn mịn cao cấp thì bạn có thể lau chùi được vết bẩn ở mức độ vừa phải và bề mặt sáng mịn. Sơn chất lượng tốt sẽ cho bạn một cảm giác láng mịn khi bạn sờ tay lên bề mặt.
Khi bạn đã chọn được loại sơn và quyết định mua thì bạn nên lấy phiếu giao hàng và hóa đơn để lưu lại bảo hành cũng như mã màu sơn khi cần phải sửa sang thêm bớt. Bạn không nên ham rẻ mà mua loại sơn giá quá rẻ so với thị trường, vì có thể bị rút bớt sơn hay pha thêm nước làm loãng sơn mà ảnh hưởng đến chất lượng, và đặc biệt là tránh hàng giả hàng kém chất lượng.
Quá trình thi công sơn ảnh hưởng đến chất lượng sơn
Ngoài việc phải quan tâm chọn mua loại sơn tốt phù hợp chất lượng tốt ra bạn cũng cần phải quan tâm tới vấn đề thi công sơn nhà, việc thi công sơn này sẽ quyết định quá nửa chất lượng sơn của ngôi nhà bạn. Người thi công sơn cần là người có kinh nghiệm, lành nghề kỹ thuật sơn tốt. Cần có cuộc trao đổi trực tiếp với ngừi ti công sơn để đánh giá đúng trình độ của họ .
Quy trình thi công sơn để bạn tham khảo:
Chuẩn bị bề mặt tường
Để lớp sơn sau này đạt được độ bám dính tốt cũng như bề mặt phẳng đẹp thì bước quan sát chuẩn bị bề mặt tường là rất quan trọng.
Quan sát thật kỹ để chuẩn bị bề mặt tường sạch bụi và phẳng khi thi công sơn
Bề mặt tường được xây trát xong sau 1 tháng mới tiến hành thi công sơn, trong thời gian đó bạn nên chỉnh sửa bảo dưỡng lại bề mặt tường nhằm loại bỏ các tạp chất bụi bẩn và lớp vữa trát được chắc chắn, bạn có thể chỉnh lại các chỗ lồi lõn để bề mặt tường được phẳng nhẵn.
Một lưu ý rất quan trọng liên quan đến xây dựng là cát trát phải được rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn muối nhằm tránh trường hợp lớp muối đẩy ra dẫn đến phá hủy màu sơn hoặc che lấp màu sơn làm cho bề mặt nhìn trông loang lổ màu.
Tiến hành kiểm tra xem có khu vực tường nào bị thấm dột không, đặc biệt là khu vực 2 bức tường giáp ranh nhau không được trát ngoài hoặc thấm từ móng khi không đổ giằng thống thấm hoặc đổ không đúng kỹ thuật.
Bề mặt tường không bị thấm dột và không còn bụi bẩn sẽ giữ cho màng sơn được bền màu và bám dính thẩm thấu tốt. Khi bả mastic bề mặt phẳng nhẵn sẽ giúp lớp bả đều không quá dầy tránh được tình trạng bả quá dầy không đều dễ bị nứt rạn.
Tiến hành sơn trong nhà và ngoài trời
Bước 1: Làm phẳng bề mặt tường bằng bả mastic ( bột trét )
Trộn bột bả mastic với nước theo tỷ lệ 3/1. Khuấy trộn một lúc sao cho bả ngấm đều nước và đạt được độ dẻo cần thiết, sau đó tiến hành trét 2 lớp với mỗi lớp cách nhau từ 2h đến 3h. Trong qua trình đó có thể dùng xốp xoa đều cho bề mặt phẳng đẹp, sau cùng dùng giấy nhám đánh đều để bề mặt nhẵn mịn. Bột bả tốt sẽ cho bề mặt chai cứng và khi đánh giấy nhám sẽ không bị phã vỡ bề mặt.
Bước 2: Tiến hành sơn chống thấm
Các mặt tường không sơn màu thì cần phải sơn chống thấm để ngăn cản nước ở ngoài không ngấm qua tường vào trong nhà được. Cần phải sơn 2 lớp sơn chống thấm (sơn chống thấm thường được pha với xi măng theo tỷ lệ 1:1) theo nguyên tắc lớp trước khô mới được sơn lớp tiếp theo.Lớp sơn chống thấm này sẽ ngăn nước ở ngoài không thẩm thấu vào trong tường được.
Bước 3: Tiến hành sơn lót chống kiềm trong nhà và ngoài trời:
Bạn cần thi công 1 - 2 lớp sơn chống kiềm và theo yêu cầu là lớp trước khô mới thi công lớp tiếp theo, thông thường tùy điều kiện thời tiết mà lớp sơn có thể không trong 30 phút cho đến 1 giờ. Trong nhà sử dụng loại sơn lót chống kiềm trong nhà còn ngoài trời chỉ sử dụng sơn lót chống kiềm ngoài trời (Lưu ý: bạn có thể dùng sơn lót chống kiềm ngoài trời để đưa vào dùng trong nhà nhưng ngược lại thì không thể đưa sơn lót chống kiềm trong nhà để sử dụng cho ngoài trời được). Lớp sơn lót chống kiềm ngoài tạo ra độ bám dính kết nối tường với sơn màu hoàn thiện ra còn có khả năng chống lại kiềm hóa từ tường ra. Sau khi sơn lót chống kiềm thì sẽ tạo lớp nền màu trắng sáng để thuận tiện cho việc sơn màu trang trí.
Bước 4: Sơn màu hoàn thiện.
Lưu ý khi thi công sơn hoàn thiện
Lớp sơn màu hoàn thiện này là lớp cuối cùng sẽ có tác dụng trang trí và bảo vệ tường. Bạn sẽ sơn 2 lớp tiêu chuẩn dầy dạn với yêu cầu lớp trước khô hoàn toàn mới thi công lớp tiếp theo. Thông thường sẽ có 2 hoặc 3 loại sơn hoàn thiện cho hệ thống sơn trong nhà và ngoài trời. Hiện tại chỉ chia ra 2 loại cơ bản như sau: Loại 1 là sơn mịn cho bề mặt mịn và loại 2 là sơn bóng và bóng mờ cho bề mặt bóng hoặc mờ.
Trong khi sơn bạn sơn lớp 1 dầy dạn hơn để che khuất các khuyết điểm của bề mặt tường như vết lồi lõn, còn lớp 2 sơn độ dầy vừa đủ để tạo độ phủ hoàn toàn làm đều màu phẳng sáng đẹp.
Sơn chất lượng tốt sẽ cho màu sắc tươi đều sáng đẹp, bề mặt láng mịn và mát rượi khi xoa tay lên.
Hi vọng sau bài viết trên, các bạn sẽ có cách nhận biết sơn chất lượng và quy trình thực hiện sơn tường hiệu quả.